PHÒNG GD&ĐT TUYÊN HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SƠN HOÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 05/KH-LĐ Sơn Hoá, ngày 26 tháng 4 năm 2018
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4/2018
I.Công tác chỉ đạo:
Thực hiện Công văn số 1166/BGDĐT-GDTX ngày 26/3/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5; Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về tổ chức Ngày Sách Việt Nam năm 2018; Công văn số 592/SGDĐT-GDCN-TX ngày 09/4/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức Ngày sách Việt Nam năm 2018; Công văn số 161 PGD&ĐT. Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Chi bộ Đảng và BGH nhà trường, căn cứ vào Chương trình công tác thư viện, phong trào thiếu nhi trường TH Sơn Hoá năm học 2017 - 2018. Trường TH Sơn Hoá xây dựng kế hoạch tổ chức buổi Ngoại khóa hưởng ứng ngày sách Việt Nam.
Nhằm tuyên truyền cổ vũ phong trào đọc sách và để đề cao vai trò của sách, phát huy được giá trị, ý nghĩa tích cực của Ngày sách Việt Nam trong đời sống cộng đồng; đồng thời phát huy hiệu quả của thư viện trường học, hình thành thói quen đọc sách ở cán bộ, phụ huynh, giáo viên, học sinh…xây dựng và phát triển văn hoá đọc sách trong nhà trường, Trường tiểu học Sơn Hoá đã tổ chức các hoạt động đọc sách, hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4.
II. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi:
- Nhà trường có một thư viện với diện tích 50m và 3876 đầu sách các loại, một thư viện xanh với diện tích 25m2 và các bóng cây xanh, không gian góc lớp học… Thư viện được trang trí đẹp, các loại sách báo được sắp xếp theo danh mục và có bảng phân loại màu rất thuận lợi cho việc tìm kiếm.
- Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới công tác thư viện.
- Tại mỗi lớp học đều có một góc thư viện phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Học sinh ham mê đọc sách, Phong trào đọc sách diễn ra hằng ngày.phát huy văn hoá đọc trong phụ huynh, giáo viên và học sinh.
- Tổ cộng tác thư viện nhiệt tình, năng nổ hoạt động thường xuyên.
2. Khó khăn:
-Số lượng sách còn ít, chưa phong phú.
- Hai khu vực cách xa nhau nên khó khăn trong việc nhóm để tổ chức phong trào.
- Hoạt động cho giáo viên và học sinh mượn sách hàng ngày gặp những khó khăn nhất định. Giáo viên dạy 2 buổi/ngày nên thời gian dành cho việc đọc sách ngay tại thư viện không nhiều, học sinh cũng chỉ có thể mượn và đọc sách vào giờ ra chơi.
-Hàng năm do kinh phí có hạn chế nên việc bổ sung thêm sách báo và tài liệu tham khảo cho thư viện nhà trường chưa nhiều.
III. Kết quả thực hiện theo từng hoạt động:
1. Nội dung hoạt động
a.Tổ chức phong trào quyên góp sách trong phụ huynh, giáo viên, học sinh với phương châm: “Góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách” để huy động thêm nguồn sách tủ sách dùng chung thư viện, ủng hộ sách cho học sinh nghèo.
Tổng số sách: 287 quyển
b. Triễn lãm tranh, ảnh, tư liệu về Bác Hồ, Bác Giáp, tấm gương anh bộ đội thời bình, thời chiến..
- Đưa phong trào kể chuyện, sưu tầm tranh ảnh, vẽ tranh và học tập làm theo những tấm gương anh hùng trở thành một hoạt động văn hóa trong nhà trường, trong hoạt động phong trào của Liên đội.
c.Tổ chức thi “chúng em kể chuyện lịch sử”.Lồng ghép trong buổi hoạt động ngoại khoá nội dung đố vui, giải ô chữ về sách..
Thông qua buổi ngoại khoá nhằm khuyến khích các em thiếu nhi sưu tầm và kể những câu chuyện về đức hi sinh, lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sự thông minh, dũng cảm của các anh hùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, hiểu thêm về những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Khích lệ tinh thần yêu nước, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, biết ơn các thế hệ cha ông đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
d. Phát động phong trào đọc sách trong toàn trường.
- Nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của người dân đặc biệt là học sinh, sinh viên góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Khẳng định giá trị, vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách
đ.Thả thông điệp về sách: đại diện giáo viên, đại diện lớp thả thông điệp.
3. Kết quả
- Huy động được sự tham gia của phụ huynh, giáo viên và học sinh với các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và giải trí, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực tạo động lực góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về văn hóa đọc.
- Thông qua các hoạt động này các em hiểu về lịch sử về những tấm gương sáng.Các em có được nhiều cảm xúc khác nhau khi được đắm mình trong những trang sách hấp dẫn, những câu chuyện ly kỳ, cuốn theo những nhân vật cổ tích, huyền thoại mà rất đời thường... Cũng qua đó rèn cho các em kỹ năng chia sẻ, kĩ năng hợp tác và sáng tạo.... hình thành nhân cách và hành vi đạo đức tốt đẹp cho các em. Các em ngoan hơn, đoàn kết yêu thương bạn bè hơn gắn bó với trường với lớp hơn. Học sinh rất tích cực trong các hoạt động tập thể. Học sinh rèn thói quen tự học, tự tìm tòi và có hứng thú hơn trong học tập. Học sinh biết sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn sách. Các em đã biết vận dụng những hiểu biết của mình qua việc đọc sách báo vào các môn học và các hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp các em mạnh dạn tự tin hơn, diễn đạt mạch lạc rõ ràng. Trong phân môn Tập làm văn, chúng tôi thấy thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh, câu văn của các em viết hay hơn.
+ Thư viện nhà trường đã tổ chức các buổi giới thiệu sách trong các giờ chào cờ, tổ chức các hoạt động kể chuyện theo tranh, viết cảm xúc về sách, các gốc đọc ở thư viện xanh, giỏ sách di động, kết hợp tổ cộng tác thư viện hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Đã hình thành thói quen tốt, nhận biết về thế giới xung quanh, nâng cao văn hoá Việt, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho học sinh.
+ Xây dựng và phát triển văn hoá đọc, nuôi dưỡng ước mơ, tìm tòi, khám phá phát minh.
+ Tăng cường phát huy vai trò của thư viện để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học, giúp học sinh có ý thức bảo quản và sử dụng, yêu quý và bảo quản sách tốt.
+ Tạo ra một cách tiếp cận và khai thác thư viện triệt để, tiện lợi cho học sinh.
+ Xây dựng tinh thần chia sẻ và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng, chung sức với nhau vì thế hệ tương lai, văn minh, lịch sự , sống có văn hoá hơn, vươn lên để đi tới, để mỗi người sống ý nghĩa hơn.
Sách không chỉ đem đến cho con người sự hiểu biết về một thế giới, về vũ trụ mà sách còn đem đến cho con người những tri thức về những điều gần gũi quanh ta. Đó là những bài học về đạo lý của con người với con người. Đó là những lời khuyên giúp ta sống sao cho đẹp, cho tốt. Những câu chuyện hay về tình nhân ái của con người, giúp em hiểu sâu hơn về tình yêu thương và hơn thế đó còn là những lời khuyên, lời gợi ý cho em khi cư xử với những người xung quanh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG:


Các mô hình về sách
.jpg)

Quyên góp sách của giáo viên, phụ huynh, học sinh

Triển lãm tranh về Bác Hồ, Bác Giáp, Anh bộ đội

.jpg)
Kể chuyện lịch sử
.jpg)

Thả thông điệp về sách

.jpg)
Tổ chức đọc sách


III. Đánh giá chung
- Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức với các hoạt động phong phú, đa dạng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh và sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh và cộng đồng dân cư.
- IV. Đề xuất, kiến nghị
Chúng tôi nhận thấy giá trị của sách thật sự cần thiết với tất cả mọi người đặc biệt là các em học sinh. Vì vậy, rất mong lãnh đạo các cấp, các bạn đồng nghiệp và mọi thành viên trong cộng đồng cùng chung tay xây dựng thư viện trường học để tất cả học sinh, ngay từ tiểu học đều có thói quen đọc sách, nuôi dưỡng niềm say mê khám phá tri thức từ những cuốn sách giản dị, gần gũi ngay trong góc thư viện của lớp mỗi ngày đến trường.
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh Hoàng Thị Hoà